Lý Tự Nguyên

Lý Tự Nguyên (李嗣源, sau đổi thành Lý Đản (李亶)[2]) (10 tháng 10 năm 867[5]15 tháng 12 năm 933[8]), còn được gọi theo miếu hiệuHậu Đường Minh Tông (明宗), là hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Đường - một hoàng tộc tồn tại ngắn ngủi dưới thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ 926 đến khi chết. Ông vốn là người tộc Sa Đà, bản danh Mạt Cát Liệt (邈佶烈).Mạt Cát Liệt nguyên là người dân tộc Thổ. Từ năm 12 tuổi, ông đi theo thủ lĩnh tộc Sa ĐàLý Khắc Dụng và lập nhiều chiến công, được Lý Khắc Dụng nhận làm con nuôi, tên của ông xếp hàng đầu trong Thập tam Thái bảo của Lý Khắc Dụng.Sau khi Lý Khắc Dụng qua đời (908), Lý Tự Nguyên tiếp tục phục vụ dưới trướng con trai ông ta là Lý Tồn Húc. Đến khi Lý Tồn Húc tiêu diệt Hậu Lương và lập ra Hậu Đường, Lý Tự Nguyên lĩnh chức Trung thư lệnh và tham gia các chiến dịch quân sự ở nhiều nơi trong nước. Bấy giờ Trang Tông bỏ bê triều đình, cùng với Lưu hoàng hậu sống xa hoa vô độ. Năm 926, khi được lệnh đánh dẹp phản quân Hưng Đường, ông quyết định trở mặt chống lại triều đình, cùng lúc Hậu Đường Trang Tông bị giết chết, Lý Tự Nguyên tiến quân về Lạc Dương, kiểm soát triều chính, tàn sát gia quyến của Trang Tông và lên ngôi hoàng đế.Dưới thời trị vì của mình, ông dùng tên là Lý Đản. Thời gian cai trị của ông kéo dài bảy năm; và mặc chứng kiến nhiều thiên tai, nhân họa; nó vẫn được xem là ổn định hơn so với nửa thế kỉ trước đó. Trong thời gian chấp chính, Hậu Đường Minh Tông trừ bỏ các tệ chính dưới thời Hậu Đường Trang Tông, triều chính dần ổn định. Ông diệt trừ hoạn quan, tin dùng sĩ nhân; triệt tiêu không ít cơ quan dư thừa, thiết lập cơ quan tài chính như tam ty; đề xướng tiết kiệm, củng cố thủy lợi, quan tâm đến nỗi thống khổ của bách tính; tăng cường quân lực trung ương, kiến lập thị vệ thân quân để áp chế phiên trấn. Đây là một giai đoạn ổn định hiếm thấy vào thời Ngũ Đại, sử gia nhận định Hậu Đường Minh Tông là minh quân chỉ đứng sau Hậu Chu Thế Tông vào thời Ngũ Đại, một số chế độ do ông lập ra sau được triều Tống kế thừa[9].Cuối năm 933, khi Minh Tông đang nằm trên giường bệnh, con trai thứ hai của ông Lý Tùng Vinh tiến hành binh biến nhằm kiểu soát triều chính, song bị đánh dẹp và giết chết. Minh Tông vì sự kiện này đau lòng mà qua đời, truyền ngôi cho hoàng tử thứ ba Lý Tùng Hậu. Hậu Đường sau thời của ông lâm vào cảnh suy yếu không thể vực dậy, đến năm 936 thì bị diệt vong bởi người Khiết Đan.

Lý Tự Nguyên

Thân mẫu Lưu thị (thân mẫu)
Kế nhiệm Hậu Đường Mẫn Đế, con
Tên đầy đủNiên hiệuTôn hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên đầy đủ
Sa Đà: Mạt Cát Liệt ()
Họ Hán: Lý ()
tên Hán: Tự Nguyên (), sau đổi là Đản () ngày 5 tháng 2 năm 927[2]
Niên hiệu
Thiên Thành ()
Năm 1: 3 tháng 6, 926 – 4 tháng 2 927
Năm 2: 5 tháng 2 927 – 25 tháng 1, 928
Năm 3: 26 tháng 1, 928 – 12 tháng 2, 929
Năm 4: 13 tháng 2 929 – 1 tháng 2 930
Năm 5: 2 tháng 2 930 – 2 tháng 3 930
Trường Hưng ()
Năm 1: 3 tháng 3 930 – 21 tháng 1 931
Năm 2: 22 tháng 1 931 – 8 tháng 2 932
Năm 3: 9 tháng 2 932 – 28 tháng 1 933
Năm 4: 29 tháng 1 933 – 17 tháng 1 934
Tôn hiệu
Thánh Minh Thần Võ Quảng Đạo Pháp Thiên Văn Đức Cung Hiếu hoàng đế (皇帝), sau 30 tháng 12 929[3]
Thánh Đức Hòa Vũ Khâm Hiếu hoàng đế (皇帝), sau 27 tháng 8 933[4]
Thụy hiệu
Ngắn: Hòa Vũ hoàng đế (皇帝)
Đầy đủ: Thánh Đức Hòa Vũ Khâm Hiếu hoàng đế (皇帝)[5]
Miếu hiệu
Minh Tông ()
Tiền nhiệm Hậu Đường Trang Tông, em nuôi
Sinh (867-10-10)10 tháng 10 năm 867
Ứng châu[6], Đại Đường[5]
Phối ngẫu
  • Hạ thị
  • Tào hoàng hậu
Mất 15 tháng 12 năm 933(933-12-15) (66 tuổi)
Lạc Dương, Hậu Đường[7]
Hậu duệ
An táng nay thuộc Mạnh Tân, Lạc Dương, Hà Nam 34°47′5,28″B 112°33′54,72″Đ / 34,78333°B 112,55°Đ / 34.78333; 112.55000
Tại vị 3 tháng 6, 926[1] – 15 tháng 12 933
&0000000000000007.0000007 năm, &0000000000000196.000000196 ngày
Thân phụ Lý Nghê (thân phụ)
Lý Khắc Dụng (nghĩa phụ)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý Tự Nguyên http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%BA%94%E4%BB%A3%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%96%B0%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%96%B0%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E4%BA%94%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E...